Đăng Ký Học
Ngày 20/04/2020 15:42:32, lượt xem: 1523
🌿[Chuyến xe Văn học] - Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu)
- Ngoại hình: Chưa nhìn thấy người, ta đã nghe thấy tiếng gã đàn ông “nói chõ lên thuyền như
quát: Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ”. Và rồi lão xuất hiện. Lão có một
thân hình đặc trưng cho những người dân chài: “tấm lưng rộng và cong như lưng một con thuyền”.
Từ con người ấy toát lên sự nhọc nhằn, dữ dằn, độc ác: “Mái tóc tổ quạ... chân chữ bát... hàng lông
mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc
phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”... Không phải ngẫu nhiên khi cả ba
nhân vật quan trọng trong tác phẩm đều được ví với chim hoang, thú hoang. Thằng Phác thì như chú
hổ con, chú sói con, bố nó thì “như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống”...
- Khi người vợ vừa dừng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc
thuyền đậu một thoáng” (có lẽ bà ta nhìn mấy đứa con) thì một sự việc khủng khiếp đã diễn ra.
Người đàn ông bỗng “lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay”, lồng lên như một con thú dữ, hắn “rút
trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “quật tới tấp vào lưng người đàn bà...
vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két... Vừa đánh lão vừa nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Lão chồng vũ
phu ấy đang “trút cơn giận như lửa cháy” vào người vợ đáng thương tội nghiệp.
- Tính cách, lí giải: Điều gì đã khiến gã con trai “cục tính nhưng hiền lành lắm không bao giờ
đánh đập ai” trở thành một kẻ độc dữ, thô bạo với chính người thân của mình? Cái nhìn giản đơn của
Phừng đưa ta trở về với thói quen trong nhận thức: có thể đó là sản phẩm của chế độ cũ? Nhưng
không, trước lão ta không đi lính ngụy, thậm chí lão còn trốn lính. Tại rượu chè chăng? Cũng không
nốt, giá mà lão uống rượu tôi còn đỡ khổ! Hay tại bản tính? Cũng không nốt, vì trước đây lão hiền
lắm! Chẳng lẽ gánh nặng áo cơm bủa vây, giam hãm khiến họ tha hóa? Nhà văn không đi sâu lí giải
nhưng khiến ta phải suy nghĩ, day dứt. Người đàn ông ấy là trụ cột của một gia đình nghèo, đông
con, sống bằng nghề chài lưới giữa biển khơi. Cả gia đình sống chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ
trôi dạt trên biển. Chắc ông ta cũng phải hận đời, hận cho cái số kiếp trời đày của mình lắm. Nhưng
hận mà bất lực. Lão chỉ còn một cách là đánh vợ để giải tỏa những nhọc nhằn, phiền muộn. Nhưng
còn gì đau đớn, xót xa hơn là hành hạ một người hàng ngày vẫn đầu gối tay ấp, đã cùng mình đi tới
tận cùng sóng gió, chịu tới tận cùng những hiểm nguy? Còn gì cay đắng hơn khi phải hành hạ những
người thân yêu nhất? Những người đàn ông chỉ biết cắm đầu ra biển, vật lộn với sóng gió, lúc không
thể chịu đựng được họ chỉ biết uống rượu hoặc đánh vợ. Như vậy, đánh vợ không phải thù ghét vợ
mà vì họ không còn hoặc không biết cách nào để giải tỏa mối hận đã dâng đến cực điểm. Những ẩn
ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh không được giải tỏa khiến con người cùng quẫn và tha hóa, biến
thành kẻ độc ác, mất nhân tính. Người chồng ấy đã nghĩ gì khi “nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng” của vợ? Chắc hẳn không thể vô tâm, bởi kẻ có máu lạnh sẽ
không thể đau đớn như thế khi trút giận xuống thân thể người đàn bà mình vẫn hằng đầu gối tay ấp:
vừa đánh, lão vừa “rên rỉ đau đớn”: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
Người rủa mọi người chết hết ấy lại cũng là người đang nai lưng ra làm để bảo tồn sự sống cho cả
gia đình. Như vậy, đánh vợ đâu phải thù ghét
- Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Bằng cái nhìn sâu sắc, nhiều chiều, bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện độc đáo và sử dụng
ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ đối thoại và những nét phác họa về ngoại hình sắc sảo, tác
giả đã xây dựng thành công chân dung người đàn ông vô danh hàng chài với nhiều điểm còn khuất
lấp đòi hỏi chúng ta còn phải kiếm tìm. Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ vừa là thủ
phạm gây nên bao nỗi đau khổ cho chính những người thân trong gia đình. Phải chăng kẻ bị đánh đã
đau mà người đánh cũng đau đớn không kém? Những ẩn ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh không
được giải tỏa khiến con người cùng quẫn và tha hóa, biến thành kẻ độc ác, mất nhân tính. Hành động
đánh vợ của người đàn ông thô bạo cần phải lên án, dù có trăm ngàn lí do để giải thích mà cảm thông
cũng không thể tha thứ cho thói bạo hành trong gia đình ấy. Tuy nhiên xâu chuỗi các sự kiện, chi tiết,
tìm hiểu tâm lí tính cách nhân vật này thật tường tận thấu đáo, chúng ta sẽ phần nào bớt đi cái nhìn
căm phẫn để mà vừa giận vừa thương, vừa lên án, vừa xót xa, trăn trở: phải làm sao để nâng cao
phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy? Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu,
báo động về tình trạng bạo lực gia đình (đang có chiều hướng gia tăng) mà còn đi thẳng vào tầng sâu,
góc khuất của cuộc sống và tính cách, tình cảm của con người, giúp bạn đọc thấy được những phức
tạp của nó. Hãy nhìn sâu vào từng bi kịch cụ thể để tìm ra trong những cái ta đang lên án có những
điều rất cần sự cảm thông. Nhà văn đã chỉ rõ cái xấu, cái ác không phải là bản chất mà nó nảy sinh từ
bi kịch không lối thoát của con người.
Tin liên quan